Intech Energy vinh dự tham dự Diễn đàn Chuyển dịch năng lượng Việt Nam 2024
- 28-06-2024 15:16:33
- 169
- Tên chương trình: Diễn đàn Chuyển dịch năng lượng Việt Nam 2024
- Đơn vị tổ chức: Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo phối hợp với Sở Công Thương Hà Nội và Tổ chức Hợp tác Quốc tế Đức (GIZ)
- Thời gian: Từ 13g30 đến 17g, thứ Năm, ngày 27/6/2024
- Địa điểm: Tầng 2, Trung tâm Hội nghị Quốc tế, 11 Lê Hồng Phong, Q. Ba Đình, TP. Hà Nội
Chương trình Diễn đàn chia làm 2 phiên:
- Phiên 1: Chuyển dịch năng lượng trên thế giới, và hiện trạng tại Việt Nam
- Phiên 2: Tọa đàm: Doanh nghiệp Việt Nam và Chuyển dịch năng lượng
Về chủ đề và nội dung chính, Diễn đàn là nơi các đại biểu trao đổi về chính sách, chương trình của Việt Nam hỗ trợ, thúc đẩy sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng giai đoạn mới góp phần bảo đảm vững chắc an ninh năng lượng giai đoạn 2019-2030; đồng thời cung cấp thông tin về xu hướng phát triển công nghệ mới tại các quốc gia, những khuyến nghị về nghiên cứu, chuyển giao và làm chủ công nghệ khi Việt Nam tiếp nhận công nghệ cho chuyển dịch năng lượng toàn cầu, đặc biệt là giải pháp công nghệ cho tiết kiệm năng lượng, góp phần đáp ứng tốt các cam kết tại Hội nghị thượng đỉnh về Biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26), theo đúng tinh thần của Nghị quyết số 140/NQ-CP ngày 02 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11 tháng 02 năm 2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Diễn đàn Chuyển dịch năng lượng Việt Nam 2024
Tại Diễn đàn, đại diện Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ trình bày Định hướng phát triển khoa học và công nghệ cho chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam. Trong đó nêu ra bối cảnh chuyển dịch năng lượng tại Việt Nam và Thế giới, lợi ích và thách thức của chuyển dịch năng lượng, một số đặc điểm và tiềm năng năng lượng tái tạo tại Việt Nam, cùng các biện pháp hỗ trợ chuyển dịch năng lượng, thúc đẩy phát triển công nghệ cho chuyển dịch năng lượng.
Đại diện Vụ Đánh giá, Thẩm định và Giám định công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ chia sẻ: Xu thế của chuyển dịch năng lượng hiện nay là tất yếu, trong bối cảnh các nước trên thế giới cam kết bảo vệ môi trường, hạn chế phát thải khí nhà kính theo lộ trình tại các Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc.
Đại diện các bên tham gia Diễn đàn
Tại Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc lần thứ 26 (COP26) diễn ra tại Glasgow, Scotland vào tháng 11/2021, Việt Nam đã đưa ra một loạt các cam kết quan trọng nhằm đối phó với biến đổi khí hậu và thúc đẩy phát triển bền vững. Trong đó, Việt Nam cam kết đạt được mức phát thải ròng bằng không vào năm 2050; cam kết không xây dựng thêm các nhà máy nhiệt điện than mới sau năm 2030, giảm dần tỷ trọng nhiệt điện than trong tổng cơ cấu năng lượng của quốc gia đồng thời tăng cường phát triển và sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng mặt trời, gió, sinh khối và thủy điện và các nguồn năng lượng sạch khác. Các cam kết của Việt Nam tại COP26 thể hiện sự quyết tâm mạnh mẽ của chính phủ trong việc đối phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi sang một nền kinh tế xanh, bền vững. Để thực hiện các cam kết này, Việt Nam sẽ cần sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế, cũng như sự tham gia tích cực của tất cả các bên liên quan trong nước, trong đó việc thực hiện chuyển dịch năng lượng là yếu tố rất quan trọng.
Việt Nam cũng đã tham gia vào Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP). Đây là là một bước đi quan trọng trong nỗ lực chuyển đổi cơ cấu năng lượng theo hướng bền vững và công bằng. Các cam kết tại JETP không chỉ giúp Việt Nam đạt được các mục tiêu về giảm phát thải khí nhà kính mà còn góp phần vào phát triển kinh tế bền vững và bảo vệ môi trường. Sự hỗ trợ từ cộng đồng quốc tế và các bên liên quan trong nước là yếu tố quan trọng để thực hiện thành công các cam kết này.
Việt Nam cũng đã tham gia vào Đối tác Chuyển dịch Năng lượng Công bằng (JETP)
Trong khi đó, Cục Phát triển công nghệ và Đổi mới sáng tạo cũng trình bày về xu hướng và tương lai thị trường điện gió trong chuyển dịch năng lượng toàn cầu. Nội dung tập trung nhấn mạnh điện gió tương lai sẽ là nguồn năng lượng nền tảng trong lưới điện và là trung tâm của hệ thống năng lượng tích hợp trong tương lai. Đây là nguồn năng lượng quan trọng giúp giảm thiểu việc sử dụng nguồn nguyên liệu hóa thạch trong tương lai. Do vậy chúng ta cần phải tăng tốc độ tăng trưởng của điện gió và năng lượng tái tạo để có thể hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức “thấp hơn" 2°C", như quy định trong Thỏa thuận Paris
Intech Energy vinh dự trở thành khách mời đặc biệt của chương trình
Cũng trong nội dung Diễn đàn Chuyển dịch năng lượng Việt Nam 2024, các đại diện từ các tổ chức Quốc tế, bao gồm Ông Markus Bissel - Giám đốc dự án TEV, kiêm Trưởng nhóm dự án Quan hệ đối tác năng lượng/PtX Outreach/PDP – GIZ Việt Nam và Ông Phillip Munzinger, Giám đốc Chương trình Hỗ trợ năng lượng – GIZ Việt Nam đã trình bày và trả lời các câu hỏi liên quan đến Khung quy định về năng lượng tái tạo/Hydrogen xanh và Xu hướng Chuyển dịch Năng lượng Toàn cầu.
Ông Markus Bissel - Giám đốc dự án TEV, kiêm Trưởng nhóm dự án Quan hệ đối tác năng lượng/PtX Outreach/PDP – GIZ Việt Nam
Trong khi đó, các đại diện doanh nghiệp như Tập đoàn Điện lực EVN, VinFast, Enertrag,… chia sẻ các kinh nghiệm phát triển KHCN, định hướng hợp tác và chuyển giao công nghệ tại Việt Nam. Đặc biệt là các giải pháp công nghệ cho phát triển năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng tại nước ta.
Chương trình Diễn đàn Chuyển dịch năng lượng Việt Nam 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Là Tổng thầu EPC số 1 tại Việt Nam, Intech Energy rất vinh dự được tham dự sự kiện quan trọng này. Thông qua Diễn đàn, chúng tôi càng nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trọng của phát triển năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng tại Việt Nam. Intech Energy cam kết sẽ tiếp tục chung tay cùng Chính phủ hướng đến chuyển dịch xanh - NET ZERO trong thời gian tới.
Xem thêm: