Lắp đặt điện mặt trời áp mái
Điện mặt trời áp mái được hiểu như thế nào ?
Theo Thông tư số 18/2020/TT-BCT, hệ thống điện mặt trời áp mái ( ĐMTAM) là hệ thống điện mặt trời có các tấm quang điện được lắp đặt trên mái nhà của công trình xây dựng và có công suất không quá 01 MW, đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp vào lưới điện có cấp điện áp từ 35 kV trở xuống của Bên mua điện.
Các hệ thống ĐMTAM phải được lắp trên các công trình xây dựng có công năng độc lập, phải đáp ứng được cái yêu cầu như sau:
- Công trình xây dựng được quy định tại khoản 10 Điều 3 Luật Xây dựng năm 2014. Công trình xây dựng (bao gồm xây mới, cải tạo, sửa chữa) được đầu tư xây dựng theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, xây dựng, môi trường, phòng chống cháy nổ, đất đai,...
- Mái nhà của công trình xây dựng là mái của nhà, mái của kết cấu dạng nhà theo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư số 03/2016/TT-BXD ngày 10/3/2016 của Bộ Xây dựng. Mái nhà của công trình xây dựng cần phù hợp với công năng, mục đích sử dụng của công trình xây dựng.
-
Điện mặt trời áp mái nhà xe
Giải pháp điện mặt trời áp mái nhà xe
Xem thêm -
Hệ thống lắp đặt hình tam giác
Giải pháp năng lượng mặt trời hệ thống hình tam giác:
Xem thêm -
Lắp đặt điện mặt trời áp mái hộ gia đình
Intech Energy chuyên lắp Lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái hộ gia đình tiết kiệm chi phí, bảo hành dài hạn và nhanh hoàn vốn, hoạt động ổn định lên đến 30 năm. Chúng tôi luôn tư vấn tận tâm và tinh chọn công nghệ trong từng dự án để mang lại chất lượng và hiệu quả cao cho khách hàng. Chúng tôi mong muốn cùng khách hàng chung tay kiến tạo cuộc sống xanh và bền vững!
Xem thêm -
Hệ lắp trên mái tôn dân dụng
Hệ thống lắp đặt năng lượng mặt trời trên mái Tôn dân dụng có các ưu điểm như: Lắp đặt dễ dàng, Nguồn điện lớn, ổn định, v.v...
Xem thêm -
Lắp đặt điện mặt trời áp mái nhà xưởng
Intech Energy chuyên tư vấn và lắp Lắp đặt điện năng lượng mặt trời áp mái nhà xưởng, áp mái nhà kho, áp mái cho công ty, doanh nghiệp trên toàn quốc tiết kiệm chi phí và nhanh hoàn vốn. Điện năng lượng mặt trời là nguồn điện rồi dào và vô tận, nó mang lại hiệu quả kinh tế cao và góp phần rất lớn vào việc bảo vệ môi trường. Với xứ mệnh kiến tạo cuộc sống xanh và bền vững, chúng tôi đã luôn nỗ lực hết mình trong từng dự án, trong từng sản phẩm và chúng tôi rất mong nhận được sự đồng hành từ phía quý khách hàng trên toàn quốc.
Xem thêm
Thông tư hướng dẫn trong một số trường hợp cụ thể như sau:
Một là: Hệ thống ĐMTAM trên mái nhà của công trình chăn nuôi, trồng trọt, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản và các công trình nông nghiệp và phát triển nông thôn khác: Trên cơ sở quy định tại Thông tư số 02/2020/TT-BNNPTNT ngày 28/2/2020 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (Thông tư số 02), chủ trang trại chăn nuôi, trồng trọt... có trách nhiệm tổ chức sản xuất - kinh doanh phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên địa bàn. Việc đảm bảo trang trại phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thuộc thẩm quyền của địa phương.
Để phù hợp với quy định tại Quyết định 13, công trình xây dựng trang trại phải có mái. Mái nhà của trang trại chăn nuôi, trồng trọt,... cần phù hợp với công năng, loại hình trang trại.
Hai là: Về trường hợp nhiều hệ thống ĐMTAM có tổng công suất trên 1 MW (mỗi hệ thống có công suất không quá 1 MW) trên 1 địa điểm (trên cùng một mảnh đất hoặc mái nhà khu công nghiệp) được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp, của một hoặc nhiều nhà đầu tư; trường hợp một chủ đầu tư mua lại nhiều hệ thống ĐMTAM nằm liền kề nhau, có tổng công suất trên 1 MW: Theo quy định tại Quyết định 13 và Thông tư 18, trường hợp này, mỗi hệ thống ĐMTAM được ký hợp đồng mua bán điện riêng biệt và được miễn trừ giấy phép hoạt động điện lực. Tổ chức, cá nhân mua lại được kế thừa quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong Hợp đồng mua bán điện mà các chủ đầu tư trước đã ký nhưng phải thực hiện thủ tục chuyển chủ thể hợp đồng và không được gộp các Hợp đồng mua bán điện hệ thống ĐMTAM thành một hợp đồng.
Ba là: Về trường hợp chủ đầu tư tận dụng mái nhà của văn phòng làm việc, điều hành, nhà bếp, nhà nghỉ, nhà để xe của nhân viên, nhà xưởng, nhà kho chứa vật liệu, trong khuôn viên dự án điện mặt trời, nhà máy thủy điện, nhiệt điện để đầu tư điện mặt trời áp mái và đề nghị lắp công tơ riêng, ký hợp đồng mua bán điện cho hệ thống ĐMTAM: Trường hợp này, EVN được thực hiện ký hợp đồng mua bán điện nếu thấy phù hợp với quy định về hệ thống ĐMTAM (tại Quyết định 13 và Thông tư 18).
Bốn là: Trường hợp điện mặt trời có công suất không quá 1 MW và không lắp trên mái nhà của công trình xây dựng có công năng độc lập; trường hợp hệ thống điện mặt trời của trang trại chăn nuôi, trồng trọt... với công suất trên 1 MW hoặc trên 1,25 MWp; trường hợp hệ thống điện mặt trời đấu nối vào cấp điện áp trên 35 kV: Các trường hợp này không được áp dụng giá bán điện đối với hệ thống ĐMTAM theo quy định tại Quyết định 13.
Năm là: Các kiến nghị ưu đãi đối với trường hợp lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà có công suất lớn hơn 1 MW; đầm nuôi trồng thủy hải sản, trang trại trồng trọt, chăn nuôi,... có nhu cầu sử dụng chính tấm quang điện làm mái, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, đề xuất và báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét để có cơ chế phù hợp với tình hình thực tiễn, áp dụng sau năm 2020.
Lợi ích của điện mặt trời áp mái
Ai nên lắp hệ thống điện mặt trời áp mái?
Hệ thống điện mặt trời áp mái rất phù hợp với các chủ doanh nghiệp, công ty, xí nghiệp có phần diện tích nhà xưởng rộng lớn, đa số phần diện tích mái của các công trình này đều không có giá trị khai thác kinh tế. Vì thế giải pháp lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà là giải pháp cực kỳ hiệu quả và lợi ích.
Các hộ gia đình, văn phòng, cơ quan, trường học,.. cũng đều có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên mái nhà, miễn là có nhu cầu sử dụng điện và kết cấu công trình đủ điều kiện đáp ứng việc lắp đặt đó.
Có những loại điện mặt trời áp mái nào?
- Điện mặt trời hoà lưới trưc tiếp ( Hoà lưới không có lưu trữ): Hệ thống dùng Pin năng lượng mặt trời hấp thụ ánh nắng và chuyển thành dòng điện DC một chiều. Sau đó, Inverter (Bộ hòa lưới) sẽ chuyển đổi dòng điện DC (một chiều) đó thành dòng điện AC (xoay chiều) cùng pha, cùng tần số và điện áp để hòa vào lưới điện cung cấp cho người sử dụng. Tại một thời điểm nào đó, khi mà sản lượng điện từ hệ thống ĐMT sản sinh ra nhiều hơn nhu cầu của phụ tải thì sẽ phát lên lưới, sản lượng dư này sẽ được bán cho EVN; Ngược lại sẽ có thời điểm sản lượng điện từ hệ thống ĐMT không đáp ứng đủ cho phụ tải thì điện lưới sẽ bù lại phần năng lượng điện còn thiếu đó.
- Điện mặt trời độc lập ( Lưu trữ): Điện năng từ hệ thống ĐMT sinh ra sẽ qua thiết bị sạc để nạp vào hệ thống pin lưu trữ, sau đó điện 1 chiều từ ac quy sẽ qua thiết bị chuyển đổi DC/AC ( inverter/ kích điện) biến đổi thành điện xoay chiều để cấp cho các thiết bị.
- Điện mặt trời kết hợp hợp hybrid ( Hoà lưới có lưu trữ): Hệ thống ĐMT hybrid là sự kết hợp của hệ thống ĐMT hoà lưới và ĐMT độc lập. Khi hệ thống ĐMT sản sinh ra công suất lớn hơn nhu cầu cuảt phụ tải thì sẽ nạp vào các bộ lưu trữ để dự phòng trường hợp mất điện hoặc những lúc thời tiết xấu không đủ sản lượng cấp cho thiết bị. trong một số trường hợp nhu cầu phụ tải tăng quá cao, hệ thống ĐMT và lưu trữ không đủ thì lưới điện sẽ là phương án bù lại phần năng lượng còn thiếu đó.
Các thành phần và thông số kỹ thuật hệ thống Điện mặt trời áp mái:
- Tấm pin năng lượng mặt trời PV: chuyển đổi quang năng thành năng lượng điện 1 chiều.
- Bộ chuyển đổi năng lượng mặt trời DC/AC ( inverter): Chuyển đổi năng lượng 1 chiều sinh ra từ tấm pin PV thành điện xoay chiều 1 pha hoặc 3 pha.
- Hệ thống khung giá đỡ tấm pin: giữ cố định các tấm pin PV trên mái nhà, và tạo góc nghiêng thích hợp để các tấm pin đạt hiệu suất phát điện cao nhất.
- Tủ điện DC/AC : đóng cắt, bảo vệ hệ thống điện mặt trời và phần điện xoay chiều AC.
- Ngoài ra các vật tư, thiết bị khác như: Dây cáp DC, AC, jack MC4, đầu cos,.. cũng góp phần kết nối giữa hệ thống DC và AC để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh.
- Thiết bị đo đếm ( công tơ), hệ thống giám sát từ xa giúp người dùng theo dõi, giám sát sản lượng điện từ hệ thống ĐMT sinh ra.
Quy trình lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái
Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt thiết bị cho các dự án ĐMT, Intech Energy đã xây dựng quy trình thực lắp đặt một hệ thống điện mặt trời áp mái chuẩn gồm 8 bước như sau:
Thông số kỹ thuật của hệ thống điện mặt trời áp mái
- Tổng công suất của hệ thống điện mặt trời áp mái.
- Chủng loại và thông số kỹ thuật tấm pin năng lượng sử dụng của hệ thống.
- Số lượng tấm pin năng lượng mặt trời trong hệ thống.
- Chủng loại và thông số kỹ thuật của bộ inverter trong hệ thống.
- Số lượng bộ inverter trong hệ thống.
- Công suất phát dự kiến của hệ thống trong 1 năm.
Những điểm cần chú ý khi lắp đặt điện mặt trời áp mái
- Tính toán cân đối % sử dụng điện năng lượng mặt trời và sản lượng dư bán lại cho EVN, từ đó chúng ta sẽ dự đoán được công suất lắp đặt dự kiến phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng.
- Khảo sát kỹ càng mặt bằng, cấu trúc mái và kết cấu công trình lắp đặt vì kết cấu phải đảm bảo chịu lực và hoạt động an toàn tối thiểu 20 năm.
- Lựa chọn loại tấm pin phù hợp với kết cấu mái hiện có, chú ý đến kích thước, cân nặng và công suất.
- Lựa chọn inverter phù hợp về chủng loại, công suất, số lượng,..
- Tính toán thiết kế hệ thống khung giá đỡ đảm bảo các yêu cầu sau: Khả năng chịu gió, bão, độ nghiêng phù hợp, giảm tối đa ảnh hưởng việc che bóng của tấm pin,..
- Lựa chọn phụ kiện lắp đặt phù hợp từng dạng kết cấu mái: mái tôn, mái bê tông, mái ngói,..
- Lựa chọn phương án bố trí tấm pin, đi dây phù hợp cho việc vận hành và vệ sinh bảo dưỡng hệ thống.
- Lựa chọn nhà thầu có năng lực, chuyên môn đảm bảo hệ thống vận hành ổn định, không ảnh hưởng gì đến kết cấu công trình hiện tại..
- Bảo trì, bảo dưỡng và vệ sinh tấm pin để hệ thống vận hành an toàn và hiệu quả nhất
Những câu hỏi thường gặp