Lắp đặt điện mặt trời
Giải pháp lắp đặt điện mặt trời của Intech Energy hiện nay đang được đa số khách hàng đánh giá cao về tiến độ thi công và chất lượng của dự án khi bàn giao cho khách hàng. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ khách hàng tốt nhất khi cần tư vấn về hệ thống điện năng lượng mặt trời trong quá trình sử dụng, đây chính là một điểm cộng rất lớn mà Intech Energy ghi được với tất cả các khách hàng đã triển khai lắp điện mặt trời của chúng tôi. Trong bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ tới bạn những thông tin cần thiết như: báo giá lắp đặt điện mặt trời hộ gia đình và doanh nghiệp, quy trình lắp đặt hệ thống điện mặt trời, quy trình lắp đặt tấm pin năng lượng mặt trời,... trước khi Quý khách đưa ra quyết định lắp đặt thiết bị điện năng lượng mặt trời.
Điện năng lượng mặt trời là gì?
Điện năng lượng mặt trời là một hệ thống điện chuyển đổi năng lượng ánh sáng mặt trời (quang năng) thành năng lượng điện để cung cấp điện cho các thiết bị điện. Hệ thống các tấm pin mặt trời được ghép nối với nhau để tạo thành các chuỗi tấm pin (chuỗi PV)… Mỗi hệ thống điện mặt trời có thể gồm một hoặc rất nhiều chuỗi PV để tạo ra công suất từ vài kWp cho tới hàng trăm MWp.
Các giải pháp lắp đặt điện mặt trời của Intech Energy:
-
Lắp đặt điện mặt trời áp mái
Xem thêm -
Lắp đặt điện mặt trời mặt đất
Xem thêm -
Lắp đặt điện mặt trời hòa lưới
Xem thêm -
Điện mặt trời độc lập
Xem thêm -
Điện mặt trời nổi
Xem thêm
[Bảng báo giá] Chi phí lắp đặt điện năng lượng mặt trời:
Có 2 cách tính toán chi phí lắp đặt điện mặt trời:
-
Tính theo tổng sản lượng hệ thống điện (số KWp)/hệ thống.
-
Tính theo lượng điện sử dụng trung bình hàng tháng của hộ gia đình hay doanh nghiệp.
Trường hợp 1: Tính theo tổng sản lượng hệ thống điện (số KWp)/hệ thống.
Trong trường hợp này chúng ta sẽ ước tính sản lượng điện mong muốn và diện tích có thể lắp đặt hệ thống điện mặt trời sau đó có thể tính toán ra chi phí cụ thể của một hệ thống.
Trung bình để có thể lắp đặt 1 hệ thống điện mặt trời 1KWp có chi phí từ 13 triệu đến 15 triệu đồng. Chi phí này giảm theo khi hệ thống lắp đặt lớn.
Trường hợp 2: Tính theo lượng điện sử dụng trung bình hàng tháng của hộ gia đình hay doanh nghiệp
Với trường hợp này, Chúng ta sẽ lấy trung bình hóa đơn tiền điện các tháng trong năm để tính toán quy mô và giá lắp đặt hệ thống điện mặt trời cho hộ gia đình và doanh nghiệp.
Ví dụ tiền điện trung bình hàng tháng là 2 triệu đồng/tháng với giá điện hiện tại là 2.500 VND/1kw. => mỗi tháng gia đình bạn sẽ sử dụng khoảng 800 KW (800 số). Một 1KWp sẽ tạo ra sản lượng điện trung bình 150 Kwh/tháng. Như vậy để lắp đặt hệ thống với hóa đơn tiền điện 2 triệu đồng/tháng bạn cần lắp hệ thống 6 Kwp.
Bảng báo giá lắp đặt trọn gói hệ thống điện mặt trời hoà lưới áp mái cho hộ gia đình:
Công suất hệ | Số tấm pin | Diện tích | Sản lượng hàng tháng | Giá tham khảo |
3.5 kWp | 6 | 18 m2 | 360 - 430 kWh | 35-42 triệu |
5.2 kWp | 9 | 30 m2 | 570 - 710 kWh | 50-60 triệu |
7 kWp | 12 | 40 m2 | 800-1000 kWh | 70-85 triệu |
8.2 kWp | 14 | 48 m2 | 910-1140 kWh | 82-95 triệu |
10.5 kWp | 18 | 60 m2 | 1140-1420 kWh | 105 - 125 triệu |
12.7 kWp | 22 | 70 m2 | 1370-1700 kWh | 125 - 145 triệu |
15 kWp | 26 | 85 m2 | 1700-2130 kWh | 150-175 triệu |
20.3 kWp | 35 | 110 m2 | 2280-2850 kWh | 200-250 triệu |
25.5 kWp | 44 | 140 m2 | 2850- 3560 kWh | 255 - 300 triệu |
30.2 kWp | 52 | 170 m2 | 3420-4270 kWh | 300 - 360 triệu |
40.6 kWp | 70 | 220 m2 | 4560-5700 kWh | 400 - 480 triệu |
50 kWp | 86 | 280 m2 | 5700- 7120kWh | 500 - 580 triệu |
Bảng báo giá lắp đặt điện mặt trời cho doanh nghiệp:
Công suất hệ | Số tấm pin | Diện tích | Sản lượng hàng tháng | Giá tham khảo |
100-300kWp | 172-518 | 560-1680m2 | 11400-42720 kWh | 10-11 triệu/kWp |
300-1000kWp | 518-1725 | 1680-5600 m2 | 34200-1420000 kWh | 9.8-10.8 triệu/kWp |
>1000kWp | >1728 | >6000 m2 | >114000 kWh | 9.5-10.5 triệu/kWp |
Đối với các giải pháp khác, khách hàng có thể liên hệ trực tiếp để được tư vấn về chi chi phí một cách chính xác.
Phân loại hệ thống lắp điện năng lượng mặt trời
Hệ thống điện mặt trời (ĐMT) được chia làm 3 loại như sau: điện mặt trời hoà lưới không có lưu trữ (On-Grid), điện mặt trời hoà lưới có lưu trữ (Hybrid) và điện mặt trời độc lập không nối lưới (Off-Grid).
1. Hệ lắp đặt điện mặt trời hòa lưới (On-Grid)
On-Grid là hệ sử dụng điện thu được từ năng lượng mặt trời sau đó chúng được kết nối vào lưới điện quốc gia thông qua bộ chuyển đổi DC/AC (inverter) Lượng điện được tạo ra luôn được dùng trước cho các hoạt động sinh hoạt… cho đến khi hết điện này thì hệ thống sẽ tự lấy điện lưới quốc gia để sử dụng. Trong trường hợp hệ thống sản xuất điện dư thừa so với mức tiêu thụ cần thiết, thì lượng điện dư sẽ hòa vào lưới điện quốc gia và bạn sẽ được nhà nước chi trả cho lượng dư này.
Đây là hệ được sử dụng phổ biến nhất hiện nay vì đem lại hiệu quả nhất và với chi phí đầu tư là tiết kiệm nhất.
2. Hệ lắp đặt điện mặt trời có lưu trữ (Hybrid)
Hệ thống hybrid tạo ra năng lượng giống như hệ thống hòa lưới thông thường chỉ khác là bộ inverter có 2 chức năng là hoà lưới và dự phòng
Hybrid là một hệ thống sử dụng cả năng lượng mặt trời và bộ pin lưu trữ để cung cấp điện năng cho gia đình hoặc doanh nghiệp của bạn. NLMT sinh ra được lưu trữ trong pin lưu trữ cho phép hệ thống này hoạt động như một nguồn cung cấp dự phòng, cung cấp năng lượng ổn định trong một khoảng thời gian dài khi mất điện, vào ban đêm hoặc những lúc trời không có nắng, nhiều mây…
Đây sẽ là xu thế phát triển của điện năng lượng mặt trời trong tương lai không xa, khi mà công nghệ pin lưu trữ ngày càng phát triển, cho phép người dùng tự chủ tiêu thụ điện, ít phải phụ thuộc vào lưới điện quốc gia.
3. Hệ lắp đặt điện mặt trời độc lập (Off-Grid)
Off-grid hay còn được hiểu là hệ thống điện mặt trời độc lập, không phụ vào lưới điện mà sử dụng hoàn toàn điện sinh ra từ ĐMT. Năng lượng sinh ra sẽ được nạp vào các bình ắc quy / pin lưu trữ thông qua bộ sạc, sau đó sẽ được chuyển đổi thành điện xoay chiều thông qua bộ chuyển đổi DC/AC để cung cấp điện cho các thiết bị phụ tải.
Mặc dù giải pháp này cho phép tận dụng tối đa năng lượng mặt trời tuy nhiên nhược điểm của nó là phải sử dụng nhiều hệ thống lưu trữ và không có tính dự phòng cao trong trường hợp những ngày thời tiết xấu ít có nắng và mưa kéo dài và thường chỉ phù hợp với những hộ gia đình tại những nơi sâu vùng xa chưa có lưới điện quốc gia và có nhu cầu sử dụng điện ít, cơ bản.
Cấu tạo của hệ thống điện năng lượng mặt trời
Cấu tạo chính của một hệ thống điện năng lượng mặt trời gồm 5 phần: Tấm pin mặt trời, Bộ biến tần chuyển đổi DC/AC(Inverter), Khung giá đỡ lắp tấm pin, Các phụ kiện khác. Sau đây chúng ta sẽ đi tìm hiểu cấu tạo và chi phí của các bộ phận trong hệ thống điện mặt trời.
Tấm pin mặt trời | - Chi phí của tấm pin mặt trời thường chiếm khoàng 50 -60% chi phí đầu tư của toàn hệ thống. |
Bộ biến tần chuyển đổi DC/AC (Inverter) | - Thiết bị này sẽ chiếm khoảng 15-25% tổng chi phí của hệ thống. |
Khung giá đỡ tấm pin | - Thành phần này chiếm khoảng 10-15% , tuỳ thuộc vào cấu trúc lắp đặt, vị trí lắp đặt của hệ thống. |
Vật tư, phụ kiện khác | - Các phụ kiện còn lại của hệ thống bao gồm: Tủ điện, thiết bị đóng cắt MCB, cầu giao và công tắc, chống sét lan truyền; dây cáp điện DC, AC; hệ thống giám sát năng lượng từ xa; hệ thống pin/acquy lưu trữ( nếu có),… |
Nguyên lý hoạt động của hệ thống điện mặt trời
Bước 1: Biến đổi quang năng thành điện năng
Tấm pin mặt trời hấp thụ bức xạ mặt trời (ánh sáng mặt trời) sau đó chuyển đổi thành điện một chiều DC.
Bước 2: Dòng một chiều DC được đưa đến Inverter xử lý
Interter có 2 chức năng:
+ Biến đổi dòng điện DC thành dòng điện xoay chiều AC có cùng công suất, tần số... giống như điện lưới và đưa qua bộ điều khiển tại đây sẽ ưu tiên sử dụng điện mặt trời trước nếu không đáp ứng đủ công suất cho tải mới sử dụng thêm điện lưới.
+ Điều khiển dòng sạc cho hệ thống lưu trữ điện DC (ắc quy). Hệ thống lưu trữ này sẽ được sử dụng trong trường hệ thống điện mặt trời không sản xuất ra điện (ban đêm, thiên tai...). Khi đó dòng điện một chiều DC sẽ chuyển đổi thành dòng xoay chiều AC để cung cấp cho hệ thống điện gia đình.
Bước 3: Bán điện năng lượng mặt trời cho EVN
Trường hợp dư thừa điện năng, lượng điện này sẽ đi qua công tơ điện 2 chiều để phát lên lưới điện. Lượng điện dư thừa sẽ được công tơ điện tổng hợp lại, lượng điện này được EVN trả tiền theo hợp đồng mua bán điện mặt trời đã được ký kết trước đó.
Các kiểu lắp đặt điện năng lượng mặt trời cơ bản:
Dạng 1: Lắp đặt điện NLMT trên mái nhà xường, nhà ở
Kiểu thiết kế này phổ biến và chiếm đa số hiện nay, có thể ước tính đến 90%, nhất là điện mặt trời áp mái đặc biệt khu vực thành phố vì nó vừa tiết kiệm được diện tích lại vừa tiết kiệm được chi phí. Bạn có thể tận dụng không gian không dùng đến của mái nhà ở, nhà kho, nhà xưởng, công ty… để lắp đặt một hệ thống ngay trên đó với nhiều lợi ích: cung cấp điện cho sinh hoạt, bán lượng điện dư, tạo không gian mát mẻ cho toàn ngôi nhà.
Dạng 2: Lắp đặt điện mặt trời mặt đất
Hệ thống điện mặt trời mặt đất phù hợp cho các chủ đầu tư có diện tích đất lớn, loại thiết kế này sẽ tốn chi phí nhiều để làm giàn khung. Làm hệ thống khung trên mặt đất linh hoạt hơn vì có thể xây dựng chúng ở bất cứ đâu trong không gian của bạn và định hướng được các tấm pin sao cho chúng có thể trực tiếp thu năng lượng để chúng mang lại mức sản lượng cao nhất. Thích hợp cho các trang trại năng lượng mặt trời.
Dạng 3: Lắp đặt điện mặt trời nổi
Hệ thống điện năng lượng mặt trời nổi là tập hợp các tấm pin mặt trời nổi trên mặt nước. Hệ thống ĐMT nổi được đặt trên một cấu trúc có thể giữ những tấm pin mặt trời nổi lên mặt nước. Thông thường hệ thống này thường được lắp đặt tại các vùng nước yên tĩnh hơn như hồ, ao và các đập nước nhân tạo… Chúng có nhiều ưu điểm vượt trội so với các dạng còn lại như: tận dụng diện tích mặt nước, không có bóng dâm, tấm pin được làm mát tốt tạo ra hiệu suất cao cho hệ thống. Thực tế hiện nay Việt Nam có rất nhiều nhà máy ĐMT nổi công suất lớn tại các mặt hồ thủy điện trên toàn quốc.
Ưu nhược điểm của điện năng lượng mặt trời
Ưu điện của điện mặt trời
Lắp đặt đơn giản dễ dàng
-
Tận dụng được các không gian như mái nhà hay khu vực có quỹ đất chưa được khai thác.
-
Chi phí bảo dưỡng, bảo hành thấp
-
Hoạt động ổn định trong thời gian dài khoảng 30 năm
-
Thời gian hoàn vốn nhanh
-
Có thể lắp đặt ở ở các vùng núi cao hoặc hải đảo
Nhược điểm của điện mặt trời
Chi phí đầu tư ban đầu để lắp đặt một hệ thống điện mặt trời khá cao.
-
Không sinh ra điện vào ban đêm
-
Chi phí hệ thống lưu trữ điện lớn.
-
Sản lượng điện phụ thuộc vào thời tiết và theo các mùa trong năm.
-
Sử dụng nhiều diện tích không gian.
Lợi ích của hệ thống điện mặt trời đem lại cho con người
-
Tạo ra nguồn thu nhập thụ động bằng việc bán lượng điện dư thừa cho EVN.
-
Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do hệ thống không sinh ra các loại khí như C02…
-
Chống nắng nóng cho ngôi nhà một cách tự nhiên.
-
Giúp ngôi nhà được hiện đại hơn và tăng giá trị cho ngôi nhà.
Quy trình triển khai lắp đặt dự án điện mặt trời của Intech Energy:
Bước 1: Tiếp nhận thông tin và tư vấn cho khách hàng
Khách hàng có thể liên hệ với Intech Energy thông qua các kênh như điện thoại, zalo, email, Facebook, website hoặc gặp trực tiếp. Đội ngũ nhân viên chăm sóc khách hàng và hỗ trợ kỹ thuật sẽ tiếp cận và thu thập thông tin: nhu cầu sử dụng điện, vị trí dự định lắp đặt, địa hình,… để tư vấn cho khách hàng tận tâm, phù hợp nhu cầu của khách hàng với chi phí đầu tư tốt nhất.
Bước 2: Khảo sát, để xuất giải pháp kỹ thuật và chi phí lắp đặt
Nhân viên khảo sát của Intech Energy sẽ hẹn lịch và đến trực tiếp địa điểm cần lắp đặt của khách để khảo sát, đo đạc thực tế, phân tích điều kiện ánh sáng, diện tích, góc nghiêng mái nhà, sẽ tham khảo trao đổi thêm với chủ nhà về nhu cầu lắp đặt. Kết hợp tính toán tối ưu nhất các phương án để lựa chọn giải pháp phù hợp nhất.
Nhân viên khảo sát sẽ bàn bạc, trao đổi lại với nhân viên thiết kế, lên bản vẽ sơ bộ toàn hệ thống và báo lại chi phí cho khách hàng.
Bước 3: Ký hợp đồng
Sau khi thống nhất và nhận sự đồng ý của khách hàng về gói công suất lắp đặt điện mặt trời cũng như chi phí, chuyên viên kinh doanh Intech Energy sẽ soạn thảo hợp đồng và 2 bên cùng ký kết hợp đồng cụ thể.
Hợp đồng sẽ ghi rõ loại tấm pin và công suất sử dụng, loại inverter (như thỏa thuận báo giá), thời gian lắp đặt, thời gian ước tính hoàn thành…
Bước 4: Thi công lắp đặt
Đội ngũ thi công nhiều năm kinh nghiệm của Intech Energy sẽ tiến hành vận chuyển thiết bị, phụ kiện lắp đặt đến công trình và tiến hành lắp đặt đấu nối trong thời gian ngắn nhất.
Đội ngũ kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra lại chất lượng của toàn hệ thống đảm bảo hệ thống vận hành ổn định đạt yêu cầu để tiến hành giúp chủ đầu tư hoàn thành hồ sơ để bán điện cho EVN nếu chủ đầu tư có nhu cầu bán lại phần điện dư.
Bước 5: Cài đặt hệ thống quản lý, giám sát sản lượng điện của hệ thống
Hệ thống điện năng lượng mặt trời sau khi hoàn thiện , khách hàng có thể theo dõi các thông số của hệ thống như: điện áp (V), dòng điện (A), tần số (Hz), sản lượng phát lên lưới, sản lượng tự dung (kWh) thông qua hệ thống giám sát thông minh bằng điện thoại hoặc máy tính có kết nối internet. Nó giúp khách hàng kiểm tra các thông số hoặc cảnh báo khi xảy ra sự cố.
Bước 6: Bảo trì và bảo dưỡng hệ thống
Intech Energy có đội ngũ nhân viên bảo trì hệ thống rộng khắp với nhiều chi nhành trên khắp các khu vực sẽ đảm bảo mọi sự cố liên quan đến hệ thống điện NLMT sẽ được khắc phục trong thời nhanh nhất có thế hoặc hỗ trợ khách hàng bất cứ thời gian nào.
Intech Energy là tổng thầu EPC với hàng nghìn dự án lắp đặt điện mặt trời đã triển khai trên toàn quốc và là đối tác hỗ trợ đầu tư, hợp tác đầu tư các dự án điện năng lượng mặt trời uy tín đã được hàng trăm đối tác đầu tư tin tưởng và hợp tác cùng kiến tạo ngành công nghiệp năng lượng xanh. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các loại phụ kiện lắp đặt Pin mặt trời tốt nhất như: Thanh Rail, Phụ kiện điện Solar, Biến tần hòa lưới, Tấm Pin mặt trời,...
Những câu hỏi thường gặp