Có bao nhiêu loại biến tần năng lượng mặt trời?
- 03-11-2020 09:15:20
- 2075
Chính vì vậy, Solar Inverter trong hệ thống năng lượng mặt trời đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Tuy nhiên bộ biến tần năng lượng mặt trời có nhiều loại khác nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các loại đó thông qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu về các dòng biến tần khác nhau
Trên thị trường hiện nay, Inverter năng lượng mặt trời được chia thành 3 loại khác nhau: Inverter chuỗi (String Inverter), Inverter vi mô (Micro Inverter) và Inverter chuỗi kết hợp tối ưu hoá (Power Optimizer).
Biến tần chuỗi (String Inverter)
Đây là bộ biến tần trung tâm, đóng vai trò vô cùng quan trọng. Là đầu vào của nguồn năng lượng điện được sinh ra từ chuỗi tấm pin năng lượng. Từ đó di chuyển đến các vị trí đơn lẻ khác.
Pin năng lượng mặt trời liên kết với nhau tạo thành một chuỗi. Trong đó, điểm cuối được kết nối với biến tần. Một String Inverter có thể có nhiều đầu vào.
Ưu và nhược điểm của biến tần chuỗi
Về ưu điểm, bộ biến tần chuỗi được đánh giá là Inverter Solar mang lại hiệu quả nhất về chi phí đầu tư. Bộ biến tần này luôn hoạt động tối đa nếu bạn có thể đáp ứng những điều kiện nhất định.
Về nhược điểm: Nếu một tấm pin mặt trời bị giảm hiệu suất hay có lỗi hỏng thì toàn bộ chuỗi hệ thống pin cũng sẽ giảm hiệu suất theo.
Biến tần chuỗi kết hợp bộ tối ưu hoá sức mạnh (Power Optimizer)
Đây là bộ biến tần mà trong đó bộ tối ưu hoá được liên kết với các tấm pin mặt trời. Từ đó cho phép tự kiểm soát từng đầu ra của tấm pin đó một cách độc lập mà không hề ảnh hưởng đến các tấm pin khác trong chuỗi. Đây là điểm tiến bộ hơn so với những hạn chế của bộ biến tần chuỗi.
Ưu và nhược điểm của biến tần chuỗi có tích hợp tối ưu hoá
Về ưu điểm:
-
Việc trang bị thêm bộ tối ưu hoá giúp bạn linh hoạt hơn trong thiết kế hệ thống. Những tấm pin mặt trời có thể được chia ra trên những vị trí đón nhận ánh sáng tốt nhất. Với bộ tối ưu hoá này, những tấm pin mặt trời sẽ đảm bảo sản xuất ra nhiều năng lượng điện nhất có thể nếu được bố trí hợp lý.
-
Thêm vào đó, bạn có thể giám sát từng tấm pin mặt trời một cách độc lập. Quan sát quá trình sản xuất của chúng để có thể phát hiện ra những vấn đề phát sinh của từng tấm pin. Từ đó để đưa ra những giải pháp cụ thể và nhanh chóng
Về nhược điểm: Việc bổ sung thêm chức năng tối ưu hoá này sẽ phát sinh thêm những chi phí, đòi hỏi nguồn đầu tư cao hơn. Giá thành của chuỗi kết hợp tối ưu hoá này gấp đôi những biến tần chuỗi thông thường khác.
Biến tần vi mô (Micro Inverter)
Đây là loại biến tần chỉ kết hợp với một tấm pin mặt trời duy nhất để có thể dễ dàng trong việc quản lý quá trình chuyển đổi dòng điện DC thành dòng điện AC có tấm pin đó. Nghĩa là mỗi tấm pin sẽ được liên kết với biến tần micro của riêng nó.
Về ưu điểm
-
Do liên kế riêng biệt của từng cặp tấm pin với inverter nên việc giảm hiệu suất của một tấm pin nhất định sẽ không gây ảnh hưởng đến những tấm pin khác. Từ đó thuận tiện cho việc thiết kế hệ thống theo nhiều cấu hình khác nhau, phụ thuộc hoàn toàn và định hướng của bản thân.
-
Việc sử dụng bộ biến tần này cũng phù hợp với những gia đình có kinh phí nhỏ, có thể đầu tư hệ thống với quy mô nhỏ, phù hợp với điều kiện tài chính,
Nhược điểm: Đi kèm với sự thuận tiện thì giá thành của bộ biến tần vi mô này cao nhất.
Bài viết hôm nay của chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu rõ hơn về các loại biến tần năng lượng mặt trời. Chúng tôi hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích cho các bạn. Hãy theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thể tìm hiểu những thông tin hữu ích luôn được cập nhật nhé!